Mua laptop cho sinh viên mùa tựu trường cần chú ý những gì

Theo chiều phát triển của công nghệ, chiếc laptop cũng đã trở nên phổ biến và mặc định trở thành một công cụ đắc lực cho học sinh – sinh viên. Thế nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ để chọn được mẫu máy ưng ý. Vậy hãy cùng đến với những lưu ý khi mua laptop cho sinh viên mùa tựu trường của GamerGear nhé.

Thiết kế mỏng nhẹ

Đây chắc chắn là một trong những điểm cần nhất ở một chiếc laptop cho sinh viên. Bản thân việc di chuyển thường xuyên đã rất vất vả vì luôn phải mang theo rất nhiều thứ lỉnh kỉnh từ giáo án, tài liệu, đề cương cho đến thiết bị hỗ trợ khác,… vì thế nên bớt đi được phần nào khối lượng là giảm đi được bấy nhiêu áp lực trên vai.

 

Một chiếc laptop cho sinh viên gần như bắt buộc phải càng mỏng nhẹ càng tốt vì bản thân nó là công cụ để làm cho công việc dễ dàng hơn chứ không được tạo ra thêm gánh nặng. Thử tưởng tượng chúng ta đã mang theo cả tá thứ linh tinh trên người mà còn phải vác thêm một con laptop hiệu năng cao nặng tầm 2,5 đến 3kg thì đúng là ác mộng.

Bàn phím gõ nhẹ và êm

Vì tính chất luôn phải soạn văn bản, thiết kế slide và nhập liệu liên tục, thế nên chắc chắn chiếc laptop sẽ không thể nào mang lại trải nghiệm ổn được nếu như nó không có một chiếc bàn phím đủ tốt. Gõ êm cũng là một yếu tố mà bạn nên cân nhắc vì nếu bàn phím phát ra nhiều tiếng ồn khi thao tác sẽ rất dễ ảnh hưởng đến người khác hoặc gây mất tập trung cho chính chúng ta.

Xem Thêm:   Làm gì khi máy tính không nhận card màn hình?

Khi đi mua laptop, hãy thử test bàn phím theo các bước sau:

  • Xem thử layout của bàn phím có đáp ứng đủ những phím cần thiết hay không.

  • Thử gõ phím xem nó có quá nặng hay không, có cho lại độ nảy đủ tốt hay không.

  • Cũng nên nhấn một lực vừa đủ xuống bàn phím, khoảng gấp 3-4 lần lực gõ phím bình thường của bạn xem bàn phím có bị flex (lún) đáng kể hay không. Laptop nào cũng sẽ bị flex nếu bạn cố tình nhấn thật mạnh, tuy nhiên nó sẽ cho bạn thấy được chiếc nào có bàn phím tốt hơn. Một chiếc bàn phím ít flex hơn cũng đồng nghĩa với cảm giác gõ chạm đáy tốt hơn.

Nếu thấy ổn thì hãy có thể qua bước tiếp theo, còn nếu không ổn thì nên dừng lại để tham khảo mẫu laptop khác.

Trackpad lớn và dễ sử dụng

Có một con chuột thì luôn luôn dễ dùng hơn trackpad. Tuy nhiên thì đối với những sinh viên luôn phải mang theo rất nhiều tài liệu cũng như là tài liệu hỗ trợ cho việc học. Một chiếc trackpad tốt sẽ giúp bạn không phải mang theo chuột nữa, loại bỏ được sự rườm rà không cần thiết.

Tương tự như với bàn phím, chúng ta cũng cần test trước xem có hài lòng với trackpad hay không: 

  • Thử di chuột bằng trackpad xem có trơn tru hay không.

  • Thử nhấn phím chuột xem có hài lòng với độ nảy không.

  • Diện tích trackpad có đảm bảo không gian di chuột thoải mái hay không.

Thời lượng pin tối thiểu 8 tiếng

Việc phải học liên tục trong suốt một buổi và trong thời gian đó thì sẽ rất ít cơ hội để cắm sạc. Vì thế nên một chiếc laptop dành cho sinh viên mọi ngành chắc chắn phải có thời lượng pin đủ dài để phục vụ cho trọn hết một buổi học từ 4 đến 5 tiết mà không cần cắm sạc lại. Ngoài ra cũng laptop cho sinh viên cũng phải có khả năng sạc nhanh để máy luôn sẵn sàng cho những giờ học hoặc họp nhóm đột xuất. 

Xem Thêm:   Cách đổi IP máy tính để truy cập web nước ngoài

 

Màn hình độ phân giải ít nhất là FullHD

Làm việc với một chiếc laptop là chúng ta sẽ nhìn vào màn hình trong suốt thời gian đó. Vì thế nên mua một chiếc laptop có màn hình đẹp cũng là cách để các bạn bảo vệ đôi mắt của mình. Đối với môi trường giảng đường, các bạn sẽ không chỉ cần dùng chiếc màn hình này để làm việc và giải trí mà còn là để trình chiếu nữa. Một chiếc màn hình với góc nhìn rộng sẽ giúp hiển thị nội dung tốt hơn cho người xem.

Độ phân giải của màn hình cũng rất quan trọng, nên ít nhất là FullHD để hiển thị thông tin một cách đủ chi tiết, việc soạn thảo văn bản, làm powerpoint,… cũng dễ dàng hơn.

Cấu hình đủ dùng

Đã chọn mua laptop thì một lời khuyên các bạn sinh viên nên hướng đến CPU Intel dòng U vì chúng rất tiết kiệm điện và cho thời lượng pin lâu hơn. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng không nên chọn mua laptop có GPU rời. Lý do là vì một GPU rời sẽ làm cho laptop nóng hơn, quạt của laptop cũng sẽ ồn hơn và thân máy cũng sẽ to, nặng hơn để có giải pháp tản nhiệt thích hợp.

Trong khi đó thì môi trường học tập thường cũng không yêu cầu sức mạnh phần cứng quá lớn. Việc có thêm GPU rời chỉ làm cho laptop phải dày và nặng hơn để chứa thêm pin và hệ thống tản nhiệt lớn hơn mà thôi

Xem Thêm:   20 triệu nên mua Laptop Gaming nào?

Khuyến nghị về cấu hình:

  • CPU: Tối thiểu từ Core-i3 thế hệ thứ 8 trở đi, ưu tiên dòng U.

  • RAM: Tối thiểu từ 4GB trở lên, tuy nhiên 8GB thì tốt hơn.

  • Ổ cứng: Nên có ít nhất là khoảng 256GB để có trải nghiệm mượt mà.

  • Màn hình: Nên có độ phân giải ít nhất là FullHD, ưu tiên màn hình IPS

Phụ kiện

Làm việc bằng laptop trong môi trường giảng đường đòi hỏi chiếc laptop phải kết nối được với nhiều loại thiết bị khác nhau, đặc biệt là thiết bị trình chiếu để hỗ trợ thuyết trình, họp nhóm,… tuy nhiên laptop thì không phải cái nào cũng được trang bị đầy đủ các cổng kết nối, nhất là với những chiếc laptop mỏng nhẹ.

 

Đặc biệt là trong những năm gần đây, loại cổng VGA vốn dĩ vẫn còn rất phổ biến trong các trường học thì đã gần như “tuyệt chủng” trên các mẫu laptop cho sinh viên thế hệ mới rồi. Thế nên bạn sẽ cần các thiết bị chuyển đổi để công việc có thể trở nên dễ dàng hơn.

Cuối cùng thì cũng cần thiết bị lưu trữ nhỏ gọn như USB để chuyển tài liệu từ máy này sang máy khác một cách dễ dàng mà không cần đường truyền internet.

Trên đây là bài viết mua laptop cho sinh viên mùa tựu trường cần chú ý những gì đã được GamerGear tổng hợp. Đừng ngần ngại để lại bình luận và chia sẻ thông tin bổ ích trên đến người thân và bạn bè. Ngoài ra nếu có nhu cầu tư vấn và trải nghiệm thực tế các sản phẩm laptop đừng ngần ngại đến trực tiếp showroom GamerGear để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *