Bí quyết build cấu hình máy tính chuẩn không cần chỉnh

cấu hình máy tính

Build cấu hình máy tính không chỉ đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về máy tính mà còn cần hiểu rõ nhu cầu cá nhân để chọn được linh kiện vừa phù hợp với yêu cầu công việc, giải trí, vừa phù hợp với túi tiền. Vậy có những bí quyết nào để giúp bạn build cấu hình PC tốt nhất, cùng GearVN tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cách xây dựng cấu hình máy tính chuẩn xác

Chọn CPU – Bộ vi xử lý máy tính

CPU là bộ phận quan trọng nhất và cũng là bộ phận bạn nên chọn đầu tiên khi build PC. CPU sẽ quyết định các linh kiện khác đi kèm như Mainboard, RAM, VGA và nguồn máy tính. 

  •   – Core: Hiện tại CPU sở hữu tối thiểu 2 nhân và tối đa 16 nhân. Số nhân CPU càng cao thì hiệu suất làm việc đa tác vụ càng hiệu quả và ngược lại. Chip sở hữu 4 – 6 nhân có thể đảm nhận tốt những tác vụ học tập, làm việc, giải trí cơ bản. Chip 8 – 12 nhân có thể chơi tốt các tựa game AAA cấu hình cao. Ở mức trên 12 nhân phù hợp với việc stream game, phần mềm đồ họa cao, dựng phim và nhiều phần mềm nặng khác

  •   – Xung nhịp: Xung nhịp được chia làm 2 loại đó là xung cơ bản (Base clock) và xung tăng cường (Turbo). Mỗi dòng CPU sẽ có mức độ xung nhịp khác nhau, mức xung càng cao thì CPU sẽ hoạt động càng hiệu quả

  •   – Cache (Bộ nhớ đệm): Cache là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà bộ vi xử lý của bạn cần thực hiện. Mức cache càng cao thì quá trình lưu trữ, thực hiện lệnh chờ xử lý sẽ nhiều hơn và nhanh chóng hơn. Hiện tại mức 6MB là mức cache tiêu chuẩn của CPU

cấu hình máy tính

Chọn Mainboard – Bo mạch chủ máy tính

Mainboard, main máy tính hay bo mạch chủ là bộ phận giúp kết nối các linh kiện PC thành một thể thống nhất. Mainboard có khả năng điều khiển tốc độ đường truyền giữa các linh kiện, phân phối điện áp các bộ phận được gắn trên bo mạch chủ. Những tiêu chí giúp chọn mainboard:

  •   – Kích thước: Mainboard sở hữu 4 kích thước chuẩn bao gồm E-ATX (30.5cm x 33cm), ATX (30,5 x 24,4 cm), Micro ATX (24,4 x 24,4 cm), Mini-ITX (28,4 x 20,8 cm). Kích thước mainboard sẽ quyết định kích thước bộ PC của bạn, số lượng khe RAM và loại VGA hỗ trợ, trong đó ATX là kích thước được ưa chuộng nhất

  •   – Chipset: Một mainboard sở hữu chip set phù hợp với CPU sẽ giúp tận dụng tối đa khả năng mà mẫu CPU này sở hữu

  •   – Khả năng tương thích CPU: Socket CPU sẽ tương thích với một số dòng mainboard nhất định, ví dụ như CPU Gen 12 của Intel chỉ tương thích trên dòng main Z690

Xem Thêm:   CC là gì? Hướng dẫn cách sử dụng CC và BCC trong email

cấu hình máy tính

Chọn VGA – Card đồ hoạ máy tính

Với ai muốn build cấu hình máy tính chơi game hoặc làm đồ họa thì card màn hình chắc chắn là bộ phận không thể thiếu. VGA giúp máy tính của bạn xuất ra hình ảnh đẹp mắt, sắc nét, chân thật. Ngoài ra các dòng card cao cấp hiện nay còn hỗ trợ nhiều công nghệ độc đáo đưa trải nghiệm game lên một tầm cao mới. Tiêu chí chọn VGA bao gồm:

  •   – Chọn VGA phù hợp với CPU: CPU là bộ phận xử lý hình ảnh thô, sau đó VGA sẽ tiếp tục nhiệm vụ và điều chỉnh các hiệu ứng, màu sắc để cho chất lượng tốt nhất. Vậy nên 2 linh kiện này phải tương thích với nhau. Bạn có thể sử dụng  CPUbenchmark để kiểm tra loại VGA phù hợp

  •   – Kích thước: VGA hiện tại có 3 kiểu dáng chính đó là 1 Fan, 2 Fan và 3 Fan, số lượng quạt càng nhiều thì kích thước càng lớn, hãy cân nhắc chọn kích thước card dựa trên kích thước vỏ case máy tính của bạn

  •   – Hiệu năng và công nghệ: VGA sở hữu Xung Base/Boost và lượng VRAM càng cao thì mức hiệu năng càng cao. Ngoài ra các dòng VGA mới còn sở hữu nhiều công nghệ hỗ trợ chất lượng như Ray Tracing, DLSS, …

cấu hình máy tính

Chọn thiết bị lưu trữ – HDD/SSD/M.2/PCI-E

Chọn dung lượng ổ cứng và loại ổ cứng tùy thuộc rất nhiều vào nhu cầu cá nhân của mỗi người. Nếu ổ HDD có ưu điểm giá rẻ thì ổ SSD lại sở hữu tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh gấp 5-6 lần ổ HDD. Nếu bạn cần lưu trữ dữ liệu nhiều thì nên chọn ổ HDD, ổ SSD phù hợp với việc lưu trữ phần mềm để việc tắt/mở, thao tác nhanh chóng hơn.

Xem Thêm:   Biển số 1 có ý nghĩa gì? Tìm hiểu ý nghĩa của biển số 1 trong phong thủy

Còn nếu bạn vừa cần các phần mềm hoạt động mượt mà, vừa có nhu cầu lưu trữ cao thì có thể chọn mua cả ổ SSD và HDD để vừa tối ưu chi phí, vừa tối ưu hiệu năng hoạt động.

cấu hình máy tính

Chọn PSU – Nguồn máy tính

Nguồn là bộ phận cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện PC, nguồn máy tính cần đảm bảo đủ hiệu năng để giúp máy hoạt động ổn định. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ giúp tính công suất nguồn cần thiết cho PC. Bạn có thể xem chi tiết qua bài viết sau đây:

  • Chi tiết cách tính công suất nguồn cho máy tính, PC gaming

Chọn RAM – Bộ nhớ đệm

Mức dung lượng RAM sẽ được quyết định bởi nhu cầu sử dụng của bạn, nhu cầu sử dụng càng cao thì đòi hỏi lượng RAM cần có càng lớn.
  •   – 4GB RAM: Là mức RAM ổn để phục vụ cho nhu cầu làm việc văn phòng, học tập hoặc giải trí cơ bản

  •   – 8GB RAM: Là mức RAM tiêu chuẩn hiện tại để máy tính đủ sức phục vụ các nhu cầu từ chơi game, sử dụng các phần mềm đồ họa, …

  •   – 16GB RAM: Với 16GB RAM bộ PC của bạn đủ sức để “cân” mọi tựa game ở thời điểm hiện tại và các phần mềm đồ họa năng như quay dựng, …

cấu hình máy tính

Chọn Case – Vỏ máy tính

Nếu hỏi đâu là phần khó lựa chọn nhất khi build cấu hình máy tính thì chắc chắn là vỏ máy tính. Với vô số mẫu mã, thiết kế, tính năng, các hãng làm case hiện nay có rất nhiều thiết kế cùng nhiều kích thước khác nhau. Vì vậy càng khiến việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn. Bạn nên lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

Kích thước: Vì chứa toàn bộ linh kiện PC bên trong nên kích thước của case phải có độ lớn phù hợp để bộ PC vừa gọn gàng, vừa thoáng mát. Hiện tại case máy tính được thiết kế với các loại sau đây:

  •   – Ultra tower/Super tower: Cao từ 68cm trở lên, hỗ trợ tất cả các loại main

  •   – Full tower: Cao từ 56 – 86cm, hỗ trợ main E-ATX

  •   – Mid tower: Cao từ 43 – 53cm, hỗ trợ main ATX

  •   – Mini tower: Cao từ 35 – 40cm, hỗ trợ main Micro ATX

  •   – Modular Case: Có kích thước tương đương các loại case thông thường nhưng nó cho phép người sử dụng tháo lắp tùy ý, tiện cho việc đi dây hay lắp đặt tản nhiệt

  •   – Mod tower: Kích thước của case vừa phải, chỉ bằng hoặc nhỏ hơn case Mini tower. Loại case này sở hữu thiết kế rãnh trượt hoặc khớp nối ở nóc và đáy giúp chúng có thể đặt chồng lên nhau

Xem Thêm:   Nằm mơ thấy châu chấu dự đoán điều gì, nên chốt lô số mấy?

cấu hình máy tính

Hệ thống tản nhiệt: Một bộ PC thường có 4 vị trí hỗ trợ lắp đặt quạt tản nhiệt chính bao gồm: Mặt trên, mặt sau, mặt trước và mặt bên. Với những ai chỉ có nhu cầu làm việc, học tập thì hệ thống tản nhiệt ở mặt trên và mặt sau là vừa đủ để sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn đang build cấu hình PC gaming thì hệ thống tản nhiệt ở mặt trước, mặt bên vô cùng cần thiết.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn build Full bộ PC gaming giá rẻ cân mọi tựa game

Cách chọn tản nhiệt – Fan, Cooler

Với nhiệm vụ tản nhiệt, làm máy và trang trí cho PC, tản nhiệt nên là linh kiện bộ phận sau cùng. Để lựa chọn tản nhiệt bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu bản thân, cấu hình hiện tại cũng như mức hiệu năng mà PC cần phải đáp ứng. Nhu cầu càng cao, cấu hình máy càng mạnh thì yêu cầu nhiều fan tản nhiệt hơn. Hiện tại có 2 loại tản nhiệt: Tản nhiệt nước, tản nhiệt khí

cấu hình máy tính

Tản nhiệt khí hay quạt tản nhiệt có giá thành khá rẻ, thường được trang bị thêm LED RGB để bộ PC trở nên đẹp mắt hơn. Tuy nhiên bởi chỉ dựa vào luồng gió để làm mát nên hiệu quả chỉ ở mức vừa phải, thường được sử dụng cho những bộ PC có hiệu năng trung bình trở xuống.

Ngược lại hệ thống tản nhiệt nước có giá thành khá cao, rơi vào khoảng giá từ 2 – 8 triệu. Hệ thống này sẽ đi kèm 2 chiếc quạt tản nhiệt công suất cao giúp quá trình tản nhiệt hiệu quả hơn. Ngoài ra một số hãng còn tích hợp nhiều công nghệ đặc biệt lên bộ case của mình như NZXT CAM.

– Trần Tấn Luân –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *