Dci-P3 còn được gọi P3 hay Display P3 là tên viết tắt của Digital Cinema Initiative – Giao thức 3, một trong những tiêu chuẩn của độ phủ màu trên màn hình máy tính, Tivi, máy tính bảng,…Để có thêm thông tin về một trong những tiêu chuẩn của độ phủ màu hãy cùng tớ và GamerGear điểm qua bài viết dưới đây !
Tiêu chuẩn Dci-P3 là gì ?
Độ bao phủ màu theo tiêu chuẩn DCI-P3 còn được gọi P3 hay Display P3 là tên viết tắt của Digital Cinema Initiative – Giao thức 3. Được ra mắt vào năm 2020 bởi Digital Cinema Initiative (DCI) và Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình (SMPTE).
Không gian màu DCI-P3 được hiển thị theo phần trăm (Ví dụ: ASUS Vivobook M513 OLED với 100% Dci-P3 hoặc trước đó vào tháng 1 năm 2019, Asus đã ra mắt PQ22UC màn hình OLED 21,6 inch 4K với gam màu 99% DCI-P3).
Một trong những ấn tượng của tớ về độ phủ màu theo tiêu chuẩn Dci-P3 chính là sở hữu dải màu rộng hơn 25% so với sRGB, thông số khá giống với AdobeRGB. Tuy nhiên, trái ngược với thiên hướng màu lục lam và lục lam của AdobeRGB, mức tăng của P3 được trải đều hơn trên cả ba màu cơ bản và có thể xử lý màu 10-bit.
Qua đó, cho thấy độ phủ màu P3 cung cấp nhiều màu sắc, mang đến hình ảnh rực rỡ, sắc nét và sống động hơn. Ngoài ra, DCI-P3 cũng là hệ màu mà HDR sử dụng.
DCI-P3 ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua và được coi là nền tảng cho một màn hình HDR.
Kể từ khi DCI-P3 được phát triển để sử dụng trên phương tiện kỹ thuật số, nó đã được chấp nhận rộng rãi hơn nhiều so với AdobeRGB. Hầu hết mọi loại thiết bị từ TV đến điện thoại thông minh hiện nay đều nhắm đến mục tiêu ít nhất là phủ một số không gian màu này, với các màn hình cao cấp hơn có độ phủ khoảng hoặc trên 90%.
So sánh sự khác biệt giữa DCI-P3 và sRGB
Với độ phủ màu cao, tiêu chuẩn DCI-P3 giúp hiển thị nội dung HDR một cách chân thực hơn so với sRGB. Ngoài ra, Display P3 có thể sử dụng màu 10-bit so với 8-bit của sRGB, đây cũng là một điểm cộng dành cho tiêu chuẩn độ phủ màu Digital Cinema Initiative – Giao thức 3.
DCI-P3 là tiêu chuẩn màu rộng hơn sRGB, điều này có thể giải thích cho sự phổ biến gần đây trên các thiết bị công nghệ. Trên thực tế, DCI-P3 hiển thị nhiều màu hơn 25% với gam màu tối sâu hơn so với sRGB, khiến cho DCI-P3 cung cấp nhiều màu sắc, đem lại hình ảnh trong bão hòa, rực rỡ hơn so với màn hình có độ phủ màu sRGB.
Khả năng tương thích
Mặc dù cung cấp nhiều màu sắc hơn và nhiều tùy chọn cho sự sáng tạo hơn sRGB, DCI-P3 vẫn là tiêu chuẩn màu khá mới và vẫn chưa được các nhà sản xuất card đồ họa và nhà sản xuất màn hình áp dụng rộng rãi.
Điều này có nghĩa là hầu hết các trò chơi đều được tối ưu hóa cho gam màu sRGB và nếu màn hình hoặc card đồ họa có thể tích hợp với DCI-P3, thì màu sắc được thêm vào sẽ không đáng chú ý.
Nhưng trong tương lai, các thiết bị công nghệ đời mới nếu được hỗ trợ tiêu chuẩn của độ phủ màu DCI-P3 sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời với các tựa xem, chương trình giải trí. Đây có thể sẽ là một trong những tiêu chuẩn để người dùng chọn màn hình cong hay phẳng để chơi game.
>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ bí quyết nên mua màn hình máy tính cong hay phẳng?
Hỗ trợ HDR và UHD
Tiêu chuẩn DCI-P3 đặc biệt phù hợp với màn hình sở hữu HD có trên thị trường hiện nay, vì màn hình HDR và UHD đang ngày càng phổ biến, các cậu có thể coi DCI-P3 là một tiêu chuẩn “tương lai” hơn sRGB.
Bên cạnh đó, sự phổ biến của hình ảnh HDR đã giúp thúc đẩy nhu cầu về không gian màu rộng hơn từ trò chơi đến chương trình truyền hình…Do đó, ngày càng có nhiều màn hình hỗ trợ không gian màu DCI-P3 để tạo ra không gian màu sắc vô cùng chất lượng.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiêu chuẩn của độ phủ màu DCI-P3 là gì? Đồng thời, tớ cùng GamerGear đã so sánh về hai chỉ số độ phủ màu phổ biến được người dùng quan tâm khi lựa chọn mua màn hình máy tính. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích đến với bạn đọc.
Nếu các bạn đang tìm cho mình những dòng sản phẩm màn hình máy tính để phục vụ công việc và nâng tầm chất lượng giải trí, hãy nhanh chóng đến ngay các showroom của GamerGear trên toàn quốc để trải nghiệm và lựa chọn cho mình những sản phẩm mới nhất nhé!