Thời gian qua, những sản phẩm đầu tiên sử dụng chipset Z790 như một lời chào mừng đến với Intel Gen 13. Và ở bên kia chiến tuyến, AMD cũng đã đưa ra “phát súng” đầu tiên về thế hệ CPU mới của mình, AMD Ryzen 7000. Hãy cùng GamerGear tìm hiểu về thế hệ CPU mới nhất từ nhà AMD ngay sau đây nhé !
Giới thiệu về AMD Ryzen 7000 Series
Ngày ra mắt
Được giới thiệu tại buổi lễ công nghệ AMD’s “together we advance_PCs” vào ngày 29 tháng 8 năm 2022 vừa qua, AMD cũng đã ấn định ngày “lên kệ” của Ryzen 7000 Series là ngày 27 tháng 9 năm 2022.
Thông số kỹ thuật
Codename | Raphael |
Socket tương thích | LGA 1718 |
Số nhân | Lên đến 16 nhân |
Số luồng | Lên đến 32 luồng |
Tiến trình sản xuất | TSMC 5nm |
Tốc độ clock | Lên đến 5.7GHz |
Bộ nhớ cache | Lên đến 80MB |
TDP | Tối đa 170W |
Hiệu năng
Sau một thời gian dài “mắc kẹt” với kiến trúc Zen 3 thì đến với giai đoạn cạnh tranh trực tiếp với Intel Gen 12 hay tới đây là sự xuất hiện của Intel Gen 13, AMD đã nâng cấp kiến trúc lên Zen 4 với quy trình 5nm. Nhờ vậy mà mật độ bóng bán dẫn trên con chip sẽ tăng lên gấp 1.87 lần so với thế hệ Ryzen 5000 Series trước đây. Nhưng việc mật độ bóng bán dẫn tăng sẽ không đồng nghĩa với việc hiệu suất sẽ tăng.
Thế hệ Ryzen 7000 Series này sẽ có phiên bản trang bị số nhân tối đa lên tới 16 với base clock ở mức 4.5GHz và boost clock là 5.7GHz, một sự vượt trội so với phiên bản i9-12900K về xung nhịp. Và nếu so sánh trực tiếp với các thế hệ tiền nhiệm là Ryzen 9 5950X thì phiên bản cao cấp nhất của Ryzen 7000 là 7950X sẽ có tốc độ cao hơn 32% về base clock và 16% về boost clock.
Còn đến với bài test điểm số benchmark trên CineBench R23, điểm số đa nhân của của Ryzen 9 7950X đạt được là 38531 vượt trội hơn rất nhiều so với con số 25347 của 5950X. Đến với GeekBench, kết quả vẫn không thay đổi khi phần thắng tiếp tục thuộc về Ryzen 7000 với điểm số chênh lệch giữa 22167 và 13975.
So sánh Ryzen 7000 và Intel Gen 13
Là 2 thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất CPU, Intel và AMD luôn được xứng tên vào mỗi năm khi một trong hai cho ra những “chiến binh” mới của mình. Dần dần, lượng xung nhịp mà chúng ta có cho từng con chip đều tăng lên mỗi năm, điều ấy cũng khiến cho mức TDP cũng tăng lên rất nhiều và lượng nhiệt tỏa ra từ chip cũng sẽ tương đương với điều ấy.
Ryzen 7000 ra mắt với khả năng hỗ trợ cho RAM DDR5 mới nhất trong khi đó, thế hệ Raptor Lake từ Intel có thể hỗ trợ cho cả DDR4 và DDR5. Điều đó, mang lại lợi thế rất lớn cho người dùng Intel khi họ có thể thoải mái lựa chọn cấu hình với kinh phí được mở rộng khi giá của DDR5 vẫn còn khá cao. Nhưng điều này có thể sẽ không còn duy trì lâu khi nguồn hàng của kit RAM này đang ngày càng dồi dào hơn, có thể trong tương lai giá cả sẽ hợp lý hơn rất nhiều.
Trong thời gian chuẩn bị ra mắt, thế hệ Zen 4 của AMD đã được kiểm chứng với nhiều bài test ép xung thì Ryzen 7000 đã lập được những kỷ lục đầu tiên trên thế giới với Ryzen 9 7950X. Các kỷ lục đều thuộc về khả năng ép xung với làm mát bằng chất lỏng tiêu chuẩn mà không phải là nitơ lỏng.
Nhưng có một điều mà Intel đang dần khiến dân công nghệ trở nên tò mò và thích thú, đó là kiến trúc x86 từ thế hệ Alder Lake đã sở hữu các nhân xử lý mới với tên E-core (Efficiency core) và P-core (Performance core). Điều này đang đem đến cho CPU Intel có khả năng xử lý tuyệt vời và giảm thiểu điểm yếu về phần tiêu thụ điện năng và vô cùng lý tưởng dành cho phân khúc tầm trung khi build PC.
Kỷ nguyên mới dành AMD với Ryzen 7000
Có lẽ, Ryzen 7000 sẽ là một bước tiến lớn trong hướng sản xuất CPU từ AMD. Nhưng mở ra một kỷ nguyên mới thì AMD sẽ cần mở rộng phân khúc người dùng của mình trong tương lai như những gì Intel đã làm với sản phẩm của mình lúc trước.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết từ GamerGear – Blog Thủ Thuật. Nếu có bất kì đóng góp và thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé. Hẹn gặp lại ! PEACE !
Những bài viết liên quan:
- Những thông tin về Intel Gen 13 mà bạn cần biết
- Các thế hệ CPU Core i
- Những lưu ý cần biết trước khi build PC
- CPU là gì? Cách chọn CPU phù hợp với mainboard