Màn hình đồ họa đóng một vai trò quan trọng và là cánh tay đắc lực cho các nhà thiết kế đồ họa. Nó chính là cầu nối giữa nhà thiết kế và người xem. Hãy cùng GamerGear điểm qua những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn được một màn hình đồ họa chất lượng nhé.
Tiêu chí hàng đầu của màn hình đồ họa
Độ chính xác màu sắc
Độ chuẩn xác màu sắc là một trong những tiêu chí hàng đầu khi nói đến màn hình đồ họa. Bất kỳ nhà thiết kế nào cũng cần một màn hình có khả năng xử lý hình ảnh tốt, đảm bảo chất lượng màu sắc chính xác từ bản mẫu đến khi sản phẩm được in ra.
Có nhiều chuẩn mực để đo lường độ chính xác của màu sắc. Những chuẩn màu nổi tiếng thường thấy chính là sRGB, Adobe RGB, Rec.709, DCI-P3 hay hệ số Delta E. Một màn hình chuẩn sẽ đạt hệ số phủ màu cao, từ 99% trở lên và hệ số Delta E < 2 để đảm bảo màu sắc được nhất quán và trung thực nhất có thể.
Để đạt được điều này thì công nghệ màn hình đóng một vai trò không hề nhỏ. Bạn nên ưu tiên những sản phẩm được trang bị công nghệ màn hình tiên tiến như IPS và AH-IPS (Advanced High-Performance In-Plane Switching). Đây là hai loại tấm nền xuất sắc nhất. Không những cho góc nhìn rộng 178 độ mà còn cho chất lượng hiển thị rõ nét, sống động y như thật và mang lại sự nhất quán cao nhất đến từ mọi góc nhìn.
Độ phân giải
Vì tính chất công việc yêu cầu cao về khả năng hiển thị, do đó, độ phân giải cũng là một yếu tố bạn nên lưu tâm. Với màn hình chuyên đồ họa thì độ phân giải càng lớn, càng tốt. Đương nhiên, cái giá bạn phải bỏ ra để mua được một chiếc màn hình độ phân giải cao là không hề rẻ. Nhưng bù lại, designer sẽ hài lòng khi có được màn hình với khả năng hiển thị cực chi tiết.
Đa số nhà thiết kế hiện nay đều chọn màn hình độ phân giải từ 2K trở lên. Tuy màn hình UHD – 3840 x 2160 pixel chưa phải là độ phân giải cao nhất hiện tại nhưng đây là chuẩn tối ưu nhất và được khuyến khích cho khách hàng sử dụng song song với Macbook.
Thiết kế
Nhà thiết kế phải dành hàng giờ liền để ngồi trước màn hình nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Vì vậy, tốt nhất vẫn nên lựa chọn một chiếc màn hình có thiết kế chân đế công thái học. Nó giúp bạn di chuyển màn hình dễ dàng, điều chỉnh độ cao và xoay màn hình một góc 90 độ để có được góc nhìn tốt nhất.
Ngoài chân đế ra thì trục đỡ màn hình cũng cần có thiết kế xoay giúp cho các nhà thiết kế có thế dễ dàng điều chỉnh nhiều góc độ khung hình.
Kích thước màn hình
Kích thước màn hình đôi lúc đóng một vai trò không hề nhỏ. Nếu bạn đang nhắm đến độ phân giải UHD hoặc WQHD thì màn hình 27 inch hay 32 inch sẽ là những kích thước tối ưu nhất. Màn hình vừa đủ lớn để mở nhiều tab, chạy đa tác vụ cùng lúc, vừa tiện lợi và không chiếm quá nhiều diện tích. Còn nếu như bạn muốn nâng cao hiệu quả công việc thì hãy cứ mạnh dạn thiết lập đa màn hình hoặc cân nhắc những màn hình 29 inch trở lên với tỷ lệ khung hình 21:9 mới nhé.
Tuy nhiên, không phải cứ màn hình to sẽ là tốt nhất. Đừng quá quan trọng kích thước màn hình mà lại bỏ qua chất lượng hiển thị. Đó mới chính là yếu tố cốt lõi mà designer hướng tới. Cho nên, bạn vẫn nên cân bằng giữa kích thước và độ phân giải màn hình để có thể chọn được một màn hình ưng ý.
Cổng kết nối
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Màn hình cần được trang bị cổng kết nối đa dạng như HDMI, DisplayPort 1.2, DVI. Trong trường hợp, bạn muốn liên kết nhiều màn hình, cổng DisplayPort 1.2 hoặc Thunderbolt là những cổng thiết yếu nhất định phải có. Ví dụ như một số mẫu Asus ProArt (Daisy-chaining) cho phép người dùng kết nối liên tiếp tối đa 4 màn hình cho 1 hệ thống PC thông qua cổng DisplayPort hay đối với Dell tối đa 2 màn hình bằng cổng DisplayPort In – DisplayPort Out.
Thiên hướng chung cho những nhà thiết kế đồ họa sử dụng laptop, Macbook hiện nay là màn hình có trang bị cổng USB-C tích hợp xuất hình (DisplayPort hoặc HDMI) và cả USB-C Power Delivery từ 60W đến 96W để cung cấp khả năng sạc và xuất hình trực tiếp.
Nếu bạn đã quyết định chọn mua màn hình UHD thì hãy chắc chắn rằng card đồ họa của bạn có đủ hai cổng HDMI và/hoặc cổng DisplayPort 1.2 và được hỗ trợ Multi-Stream Transfer (MST). Như vậy bạn mới có thể tận dụng độ phân giải và tần số quét cao nhất.
Top những màn hình đồ họa tốt nhất bạn không nên bỏ qua
Màn hình Lenovo Q27q-1L 27 inch IPS 2K 75Hz chuyên đồ họa
Một trong những sản phẩm đầu tiên mà GamerGear muốn giới thiệu cho bạn chính là màn hình Lenovo Q27q-1L 27 inch IPS 2K 75Hz. Là một màn hình đồ họa nhưng có thể nói giá thành màn hình Lenovo lại tương đối dễ cận và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Kích thước màn hình 27 inch, độ phân giải UHD dưới tấm nền IPS và độ phủ màu đạt đến 99% sRGB, Lenovo Q27q-1L chắc chắn sẽ mang chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Sở hữu thiết kế đơn giản với ba viền siêu mỏng mang đến vẻ ngoài đơn giản nhưng vô cùng thanh lịch. Chân đế kim loại sắt xám vô cùng độc lạ, làm tổng thể màn hình trong hút mắt và hiện đại hơn. Màn hình cũng được trang bị những cổng kết nối thông dụng như HDMI 1.4, DisplayPort 1.2 để bạn thoải mái kết nối với nhiều thiết bị khác, nâng cao trải nghiệm sử dụng cho người dùng.
>>Tham khảo màn hình Lenovo Q27q-1L 27 inch IPS 2K 75Hz.
Màn hình ASUS ProArt PA278QV 27 inch IPS 2K 75Hz chuyên đồ họa
Một cái tên quá đỗi quen thuộc khi nhắc đến màn hình đồ họa, màn hình Asus ProArt PA278QV 27 inch IPS 2K 75Hz. Đây là một trong những sản phẩm được người dùng đánh giá cao nhất của nhà Asus. Ra mắt không quá lâu nhưng Asus đã tạo được một chỗ đứng riêng nhất định trong lòng người dùng. Độ chuẩn màu ấn tượng, được các chuyên gia cân màu tại nhà máy trước khi đến tay người dùng, độ phủ màu 100% sRGB và đạt chứng nhận Calman Verified chính là những gì người dùng nhận được khi sở hữu màn hình Asus ProArt.
Không những thế Asus còn cung cấp cho bạn bộ Asus Preset độc quyền để bạn có thể tự điều chỉnh tại tông màu màn hình đúng như nhu cầu và sở thích cá nhân. Thiết kế của Asus ProArt PA278QV cũng khá đơn giản với viền màn hình mỏng và chân đế hình chủ nhật quen thuộc giúp màn hình trong thanh thoát và sang trọng hơn. Một điều nổi bật khác ở màn hình Asus là đa dạng các loại cổng kết nối. Hỗ trợ HDMI, 4 cổng USB và quan trọng hơn đó là hỗ trợ Daisy-chain độc quyền từ Asus giúp bạn kết nối và liên kết nhiều màn hình PC cùng một lúc để nâng cao hiệu suất tác vụ thiết kế của mình.
>>Tham khảo màn hình Asus ProArt PA278QV 27 inch IPS 2K 75Hz.
Màn hình ASUS ProArt PA248QV 24 inch IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa
Một đại diện khác cũng đến từ Asus. Ngoài kích thước màn hình 27 inch, bạn còn có thể tham khảo mẫu Asus ProArt PA248QV. Không những khác với người anh em của mình về kích thước màn hình, PA248QV còn gây ấn tượng sâu sắc với designer bởi tỷ lệ màn hình mới – 16:10. Đây là một tỷ lệ hoàn toàn mới, hứa hẹn mở ra một góc nhìn hoàn toàn khác cho người dùng. Tỷ lệ này giúp nhà thiết kế có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về sản phẩm của mình ở nhiều góc độ, không bị thu hẹp chiều cao hay mất góc nhìn ở hai đầu.
Kích thước màn hình 24 inch tiêu chuẩn và không tốn quá nhiều diện tích, không gian làm việc của bạn. Hơn nữa thiết kế công thái học hiện đại giúp bạn tận dụng tối đa tỷ lệ màn hình 16:10 mới này, nó sẽ hỗ trợ quá trình thiết kế một cách hiệu quả nhất có thể. Về độ chuẩn màu, đương nhiên không còn điểm gì để chê trách. Nó thừa hưởng mọi tinh hoa và ưu điểm của dòng màn hình ProArt nổi tiếng, cung cấp độ phủ màu đa dạng, tái tạo màu sắc sặc sỡ và chân thực đến từng chi tiết nhỏ. Bạn chắc chắn sẽ hài lòng với chất lượng màu sắc mà Asus ProArt PA248QV đem lại.
>>Tham khảo màn hình Asus ProArt PA248QV 24 inch IPS 75Hz 16:10 chuyên đồ họa.
Tổng kết lại, trên đây là những tiêu chí cần có ở một màn hình đồ họa. Bạn nên cân nhắc thật kỹ những yếu tố trên để có thể tậu cho mình một màn hình tốt nhất nhé. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn muốn chia sẻ thêm với GamerGear nhé.