Chơi game luôn là hoạt động tuyệt vời nhất với mọi game thủ, đặc biệt là khi chơi những tựa game AAA. Game AAA thường là những tựa game được đánh giá rất cao về đồ họa và gameplay. Bỏ qua gameplay thì mọi game thủ khi chơi game AAA đều muốn có những khung hình đẹp mắt, sống động và mượt mà nhất. Vậy thì những thiết lập đồ họa nào sau đây mà các game thủ nên lưu ý để hướng đến trải nghiệm thị giác tốt nhất khi chơi game? Cùng GamerGear tìm hiểu ngay sau đây nhé !
V-Sync
V-Sync (Vertical Sync) hay đồng bộ dọc là công nghệ đồng bộ hóa giữa card màn hình với màn hình máy tính của bạn, giúp điều chỉnh khung hình phù hợp nhất. Đây là một “vị cứu tinh” đối với những game thủ gặp tình trạng xé màn hình.
Xé màn hình là tình trạng sai lệch khung hình do sự bất đồng trong khả năng xuất hình của card màn hình và màn hình. Đặc điểm nhận biết khi bị xé màn hình là 2 hình ảnh khác nhau cùng xuất hiện trên màn, gây cho chúng ta sự khó chịu nhất định.
Khi kích hoạt V-Sync, công nghệ sẽ đưa khả năng xuất hình trên màn hình và VGA về một mức tương đương với nhau nhờ vậy mà tình trạng xé màn hình sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên, V-Sync sẽ tồn tại một số hạn chế như:
-
• Thời gian phản hồi bị trễ hơn bình thường: Do việc cân bằng giữa card đồ họa và màn hình (nếu màn hình/card đồ họa có tốc độ thấp hơn thì V-Sync sẽ hạ xuống để cho tốc độ xuất hình bằng nhau.
-
• Tần số quét bị giảm: Điều này sẽ tương tự như trên. Ví dụ nếu bạn có chiếc màn hình với tần số quét là 60Hz nhưng VGA của bạn chỉ có thể xuất ra những khung hình với 47 FPS. Và khi bật V-Sync, lượng FPS mà bạn nhận được có thể sẽ hạ xuống khoảng 30 FPS.
Trên thị trường cũng đã xuất hiện những chiếc màn hình hỗ trợ G-Sync, Freesync và thay vì phải vào trong game cài đặt tùy chỉnh thì bạn có thể mở trình điều khiển, cài đặt và màn hình sẽ từ động áp dụng cho những tựa game sau. Tóm lại, hãy đảm bảo rằng những khung hình của tựa game bạn chơi luôn đạt từ 60 FPS trở lên khi kích hoạt V-Sync. Và hãy chú trọng trong việc cân bằng giữa sức mạnh card đồ họa và khả năng hiển thị của chiếc màn hình của bạn.
Tham khảo: Top 5 màn hình máy tính chính hãng, giá rẻ không nên bỏ qua
Motion Blur
Khi làm ra một tựa game, những nhà làm game sẽ cài vào trong đứa con tinh thần của mình những cài đặt đồ họa giúp tô điểm, nổi bật và đem đến trải nghiệm thị giác tuyệt vời nhất. Và trong số đó những có một vài hiệu ứng để tạo cảm giác chân thực hơn như trong những bộ phim hành động. Đặc biệt trong số đó là Motion Blur hay chuyển động mờ.
Đây là hiệu ứng làm mờ hình ảnh mỗi khi ta chuyển đổi hướng nhìn và máy quay nhân vật, tạo cảm giác chân thực và vô cùng ảo diệu. Nhưng, chính vì vậy mà Motion Blur đã tạo nên rất nhiều cuộc tranh cãi giữa 2 góc nhìn: 1 là những game thủ yêu thích kích hoạt Motion Blur vì nó đem lại tính chân thực về thị giác, 2 là những game thủ cảm thấy “chán ghét” hiệu ứng này vì nó khiến ta cảm thấy … chóng mặt. Motion Blur xuất hiện trong những thể loại game yêu cầu hành động nhiều như sinh tồn, FPS, MMORPG vì vậy nếu chơi game trong thời gian dài sẽ khá là chóng mặt và mỏi mắt.
Đây sẽ là thiết lập tùy vào sở thích của mỗi người vì vậy, bạn hãy thử trải nghiệm xem sao nhé.
Field of View
Field of View là độ rộng của góc nhìn, đây chính xác là thiết lập mà phụ thuộc khá nhiều vào màn hình. Nhưng điều kiện tiên quyết là tựa game ấy phải hỗ trợ thiết lập.
Thiết lập Field of View sẽ mở rộng góc nhìn của bạn lên theo mức mà tựa game hỗ trợ. Trái ngược với Motion Blur, Field of View sẽ cho bạn cảm giác về không gian tuyệt vời nhất. Những góc khuất, khung hình bị che mất sẽ được Field of View thể hiện một cách rõ ràng. Hướng trải nghiệm tuyệt vời nhất thì chúng ta nên sử dụng những chiếc màn hình với kích thước từ 27 inch trở lên hoặc là những chiếc màn hình cong từ Samsung và LG.
Có thể bạn muốn biết: Top 10 màn hình được người dùng yêu thích nhất
Anti-Aliasing
Những hình ảnh trên máy tính được thể hiện thông qua từng điểm ảnh li ti với tên gọi là pixel và khi được phóng ta, những hình ảnh sẽ không còn tròn trịa mà thay vào đó những đường răng cưa. Và để loại bỏ những hình ảnh không được đẹp mắt này, công nghệ Anti-Aliasing hay khử răng cưa ra đời.
Anti-Aliasing có thể được ví như một “cây dũa” để “mài gọt” những góc răng cưa xấu xí. Thiết lập này sẽ có rất nhiều tùy chọn mức độ khử răng cưa cho người dùng chọn với SSAA là khả năng khử răng cưa mạnh nhất và MSAA là khả năng khử răng cửa tầm trung. Đương nhiên, khi kích hoạt thiết lập Anti-Aliasing thì linh kiện đảm nhiệm công việc này sẽ là card màn hình, điều này đồng nghĩa rằng chiếc card của chúng sẽ phải hoạt động thêm công suất để thực hiện tác vụ này. Vì vậy hãy tùy chỉnh theo mức thiết lập khử răng cưa phù hợp để cho ra hình ảnh đẹp nhất và lượng FPS tối ưu nhất.
Xem thêm: Cách tăng FPS khi chơi game
Ray Tracing
Là công nghệ tối ưu hình ảnh bằng cách dò đường đi của ánh sáng, dựa vào các điểm ảnh thu được trên mặt phẳng và mô phỏng lại hiệu ứng với các vật thể xung quanh, Ray Tracing hiện đang là công nghệ được nhắc đến và ưa chuộng nhất hiện nay. Ray Tracing biến mọi hiệu ứng như đổ bóng, mặt nước,… trở nên trung thực nhất có thể.
Để kích hoạt được Ray Tracing thì những chiếc card màn hình RTX sẽ chính là cốt lõi cho công nghệ này. Hiện nay những chiếc card màn hình như RTX 2000 series như 2060, 2070, 2080 và RTX 3000 series như 3050, 3060, 3070, 3080 và 3090 đang có mức giá cực kì phải chăng để bạn sở hữu được công nghệ Ray Tracing cho dàn PC của mình.
Đọc thêm: Nên mua card màn hình nào để chơi game trong 2022
AMD FSR và DLSS
Đây chắc chắn là 2 thiết lập bạn có thấy rất nhiều trong những bài test game AAA gần đây.
Với DLSS, đây là công nghệ tối ưu hóa trải nghiệm chơi game bằng AI được tạo bởi NVIDIA. Khi kích hoạt, DLSS sẽ hướng đến sự mượt mà nhất có thể khi chơi game bằng cách xử lý hình ảnh với độ phân giải thấp hơn và đem lại lượng FPS cao hơn. Và khi được kết hợp với Ray Tracing thì đây chính là combo hoàn hảo cho mọi tựa game AAA hiện nay.
Với AMD FSR, đây là công nghệ đến từ AMD đang trong giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện. Hiện nay AMD FSR đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 với nhiều cải tiến nổi bật, hứa hẹn sẽ là cái tên cạnh tranh cực kì gắt gao với những card màn hình NVIDIA.
Vậy là GamerGear đã cung cấp cho bạn thông tin về những thiết lập đồ họa cần lưu ý khi chơi game PC. Nếu có bất kì thắc mắc nào đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo trên GamerGear – Blog Thủ Thuật. PEACE !