RAM là gì? Cấu tạo chi tiết và lưu ý khi chọn RAM bạn đã biết chưa?

RAM là linh kiện không thể nào thiếu trên PC, laptop. Vậy tại sao nó lại quan trọng như vậy? Hãy cùng GamerGear tìm hiểu xem RAM là gì và cấu tạo chi tiết và chức năng của RAM nhé! 

RAM là gì?

Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên hay RAM là một bộ nhớ trung gian giữa bộ xử lý ( ở đây là CPU ) và ổ cứng ( HDD, SSD ). Vì với công nghệ hiện tại thì tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng vẫn còn quá chậm so với tốc độ xử lý của CPU, cho nên mọi dữ liệu trong ổ cứng phải truyền qua một thiết bị lưu trữ có tốc độ cao hơn để có thể làm việc hiệu quả, đó là lý do tại sao hiện nay nếu không có RAM thì máy không thể hoạt động được.

 

Về nguyên lý hoạt động của RAM thì khi chúng ta cho chạy 1 chương trình, dữ liệu của chương trình đó sẽ được đưa từ ổ cứng lên RAM để từ đó CPU có thể sử dụng dữ liệu sẵn có từ RAM để xử lý và chỉnh sửa. Có rất nhiều yếu tố quyết định hiệu năng của một thanh RAM, nhưng về cơ bản thì chúng ta chỉ cần nắm rõ những yếu tố sau đây.

Cấu tạo chi tiết và lưu ý khi chọn RAM cho PC, Laptop

1. Thế hệ RAM

RAM là một phạm trù lớn với khá nhiều loại RAM. Tuy nhiên, loại RAM phổ biến nhất hiện nay ( chiếm khoảng 95% tổng RAM trên thị trường ) mà GamerGear nói đến có phân loại chính xác là Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM ( DDR SDRAM ).

Xem Thêm:   Cách đo và kiểm tra nhiệt độ CPU của máy tính và laptop đơn giản

 

Qua mỗi thế hệ, DDR SDRAM đều có một tiêu chuẩn mới – nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Hiện nay RAM thế hệ DDR5 đã ra mắt nhưng vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ sớm thay thế đa phần thế hệ tiền nhiệm vào năm 2023. Thế hệ DDR3 tuy không còn được sản xuất nữa nhưng cùng với DDR4, chúng vẫn rất thông dụng. DDR2 và DDR1 hiện đã khá lỗi thời và ngày càng khó khăn trong việc đáp ứng những tác vụ trong thời đại mới.

Xem thêm : RAM DDR5 là gì? Liệu có nên đầu tư dòng RAM mới?

Khi xây dựng một hệ thống máy tính, chúng ta sẽ cần phải lưu ý về thế hệ của RAM. Một hệ thống chỉ có thể hoạt động khi CPU và mainboard cùng hỗ trợ cho thế hệ RAM đó.

2. Dung lượng

RAM là dạng bộ nhớ có tốc độ truy xuất cao thứ nhì trong toàn bộ hệ thống máy tính, chỉ sau bộ nhớ cache trong CPU. Toàn bộ dữ liệu để chạy các chương trình trong hệ thống máy tính sẽ được lưu trữ trong RAM. Dung lượng RAM càng lớn thì sẽ có càng nhiều không gian lưu trữ dữ liệu có thể truy xuất tốc độ cao hơn, càng chạy được nhiều chương trình cùng lúc hơn.

Ví dụ: Khi bạn bật cùng lúc nhiều chương trình như Game A, Game B, trình duyệt, phần mềm stream,… Nếu dung lượng RAM càng lớn thì sẽ cho phép bạn chạy cùng lúc càng nhiều ứng dụng ( Với điều kiện CPU phải đủ mạnh để xử lý lượng dữ liệu đó ).

Xem Thêm:   Có nên mua laptop Asus dưới 10 triệu?

Hiện nay, dung lượng lớn nhất mà một thanh RAM đơn lẻ có thể đạt được là 32GB.

3. Bus RAM, xung nhịp, tốc độ truyền…

RAM ( chính xác là DDR SDRAM ) truyền tín hiệu dưới dạng sóng kỹ thuật số (digital), dữ liệu được truyền đi qua mỗi đỉnh sóng và chân sóng, qua mỗi bước sóng sẽ có 2 lượt dữ liệu được truyền đi. Mỗi bước sóng như vậy chúng ta có thể gọi là 1 xung nhịp, và mỗi xung nhịp có 2 lượt truyền.

 

Từ “tốc độ bus” hay “bus RAM” mà người Việt Nam chúng ta thường sử dụng thực chất chính là tần số của các lượt truyền dữ liệu ( GamerGear sẽ tạm gọi là “tần số truyền“ ). Trên laptop, chỉ số này còn ảnh hưởng đến tuổi thọ pin cũng như hiệu quả hoạt động của các linh kiện còn lại.

Ví dụ một thanh RAM thế hệ DDR4 chuẩn DDR4-2400 có xung nhịp là 1200MHz, tần số truyền bằng 2 lần số xung nhịp là 2400MHz. Vậy “tần số truyền”, “transfer rate” hay “bus RAM” theo cách gọi thông dụng có ý nghĩa gì ?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng làm rõ 2 khái niệm

  • 1. Băng thông ( bandwidth ): Băng thông là khả năng truyền dữ liệu, băng thông của 1 thanh RAM là tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa mà thanh RAM đó có thể đáp ứng.

  • 2. Chiều rộng bộ nhớ ( Bus width ): có thể hiểu là độ rộng, độ lớn của kênh dẫn truyền dữ liệu hoặc khối lượng dữ liệu được chuyển đi qua mỗi lượt truyền, được tính bằng đơn vị bit. các thanh RAM từ thế hệ DDR đến nay là DDR5 đều có bus width bằng 64bit.

Xem Thêm:   Sửa Macbook lỗi folder dấu chấm hỏi, không vào được hệ điều hành

Băng thông phụ thuộc vào tần số truyền ( transfer rate ) và chiều rộng bộ nhớ ( bus width ). Với điều kiện bus width không đổi thì transfer rate càng cao sẽ cho băng thông càng lớn. Băng thông càng lớn thì CPU và RAM trao đổi dữ liệu càng nhanh, hiệu năng tính toán càng được nâng cao.

Ta có thể tính được băng thông bộ nhớ (Memory Bandwidth) qua công thức:

BANDWIDTH = TRANSFER RATE x BUS WIDTH

Trong đó:

  • Bandwidth là băng thông bộ nhớ trên lý thuyết.

  • Transfer Rate là tần số tuyền (còn gọi là “Bus RAM” theo cách gọi thông dụng).

  • Bus With là độ rộng, độ lớn của 1 lượt truyền dữ liệu , các thế hệ RAM từ DDR đến nay là DDR4 đều có Bus With là 64bit

Ví dụ chúng ta có một thanh GSKILL TRIDENT Z RGB có Bus RAM là 3000MHz. Vậy thì băng thông sẽ được tính bằng 3000MHz x 64 bit = 192000 Mb/s = 24000 MB/s = 23.4375 GB/s. Đó là băng thông lý thuyết, trên thực tế, băng thông bộ nhớ của thanh RAM chỉ gần đạt tới số đó mà thôi.

Trên đây là bài viết giải thích RAM là gì? cấu tạo chi tiết và lưu ý khi chọn RAM của GamerGear. Đây là những điều cơ bản mà bạn có thể sẽ cần biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về PC nói chung hay RAM nói riêng. Hãy để lại bình luận về những chủ đề mà bạn đang thắc mắc, chúng mình sẽ lên bài viết giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất.   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *